Nhận được quyền công dân thứ hai có thể là một trong những khoản lợi tốt nhất mà bạn thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Với tấm hộ chiếu thứ hai này, mang lại lợi ích suốt đời cho bạn khi có nhiều lựa chọn hơn để sinh sống, du lịch miễn visa, kinh doanh, đầu tư và thậm chí là khả năng tiết kiệm một khoản tiền thuế.
Và việc có được hộ chiếu thông qua Chương trình đầu tư định cư là một trong những cách nhanh nhất, so với các chương trình nhập cư khác mà mỗi quốc gia quy định.
Ngay bây giờ, vào năm 2019, vẫn được xem là thời điểm tốt nhất để bạn đầu tư lấy hộ chiếu thứ hai, bởi vì rất nhiều các quốc gia đang đưa ra các chính sách đầy cạnh tranh nhằm thu hút những nhà đầu tư có điều kiện và khả năng kinh doanh.
Nhưng, hãy cẩn thận rằng không phải tất cả các chương trình công dân kinh tế đều quy định như nhau. Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết chương trình nào là phù hợp với mong muốn của bạn nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Quyền công dân với quốc tịch thứ 2, sở hữu hộ chiếu thứ 2
Quyền công dân có được bằng cách đầu tư chính xác nghĩa là: người nước ngoài đầu tư một khoản tiền nhất định vào một quốc gia để đổi lấy quyền công dân và hộ chiếu của nước đó.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, số tiền đầu tư có thể chênh lệch, từ chỉ hơn 100,000 đô la (St Lucia và Dominica) đến hơn 2,500,000 đô la (Cộng hòa Síp), cộng với phí xử lý đơn đăng ký và phí thẩm định hồ sơ tham gia.
Mặc dù các chương trình này được gọi chung cái tên là “Đầu tư”, nhưng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thực sự lấy lại được số tiền đầu tư của mình. Do đó, cách tốt nhất là tìm hiểu kỹ các hình thức đầu tư, điều kiện cũng như khả năng thu hồi vốn là như thế nào.
Trong một vài trường hợp khác, bạn hoàn toàn có thể lấy lại một phần hoặc hầu hết số tiền đầu tư ban đầu của mình, và thậm chí có thể nhận được thêm khoản lợi tức từ đó, bên cạnh việc có được thẻ cư trú vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội có được tấm hộ chiếu danh giá, từ các quốc gia có giá trị xếp hạng hộ chiếu hàng đầu thế giới. Việc miễn visa du dịch đến càng nhiều nước, thì bạn càng tiết kiệm được nhiều hơn chi phí xin visa mỗi khi có nhu cầu du lịch, hay công tác, thăm thân.
Thông thường, có 4 cách để một người có được hộ chiếu thứ hai và quyền công dân đó là:
Cách 1: (Tổ tiên) Nếu bạn đủ may mắn khi có cha mẹ, ông bà gốc gác từ đất nước khác, bạn có thể đủ điều kiện để nhận được quốc tịch thứ hai theo dòng dõi.
Cách 2: (Thời gian) Sau khi bạn sống ở một quốc gia đủ lâu, bạn có thể đủ điều kiện nhận hộ chiếu thứ hai thông qua nhập tịch. Tùy chọn này thường mất vài năm, nhưng ưu điểm là bất cứ ai cũng có thể làm điều này. Và ở một số nước bạn thậm chí phải dành rất ít thời gian ở đó.
Cách 3: (Tính linh hoạt) Đây là những cách độc đáo để có được quốc tịch và hộ chiếu thứ hai, chẳng hạn như sinh con ở nước ngoài, kết hôn với công dân nước ngoài, hoặc thậm chí là thay đổi tôn giáo của bạn.
Cách 4: (Tiền) Điều này liên quan đến việc tận dụng tài sản, tài chính vốn có, đăng ký tham gia Chương trình đầu tư để mua hợp pháp quốc tịch của một nước, và do đó có được hộ chiếu thứ hai.
Chính phủ cần thêm vốn, do đó sẽ đổi quốc tịch cho nhà đầu tư nước ngoài để lấy tiền. Chính phủ tại các nước này thường chi số tiền thu được cho giáo dục, y tế hoặc cơ sở hạ tầng.
Còn nhà đầu tư thì nhận được quyền công dân bằng cách quyên góp, và sẽ không thể nhận lại khoản tiền đã đóng này. Đây là một nhược điểm rõ ràng nếu lựa chọn để mua quyền công dân.
Nhưng so với các lựa chọn khác, quyên góp cho quỹ chính phủ thường là cách tốt nhất để có được hộ chiếu thứ hai với mức phí chi ra thấp hơn.
Việc nhập cư thông qua hình thức đầu tư vào bất động sản thường yêu cầu người đăng ký phải đầu tư một số tiền tương đối lớn để mua một căn hộ địa phương. Ngoài ra, phí nộp đơn thì cao, dao động từ 25,000 đến 50,000 đô la trở lên.
Bạn thường sẽ phải đầu tư vào một dự án phát triển bất động sản cao cấp hay khu khách sạn với giá rất cao, được chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, với bất động sản thực mà bạn đã mua ban đầu, sau một thời gian nhất định (thường là 3 đến 7 năm), chính phủ nước đó có thể cho phép các nhà đầu tư bán lại. Vậy nên, bạn có thể thu lại một số tiền nhất định nếu quyết định bán đi.
Mặt khác, nếu bạn không sống ở nhà mới toàn thời gian, bạn có thể cho thuê bất động sản mà bạn đã mua, để kiếm về một khoản sinh lời từ vốn đầu tư ban đầu.
Lựa chọn đầu tư này thường đắt hơn nhiều so với đầu tư vào bất động sản.
Đối với các quốc gia như Antigua, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Síp cho phép người đăng ký chương trình định cư đầu tư vào doanh nghiệp địa phương, bạn sẽ có một vài lựa chọn trong các ngành công nghiệp để có khả năng tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, chỉ xem xét lựa chọn đầu tư này, nếu bạn thực sự biết những gì bạn đang làm. Nếu bạn đầu tư vào một doanh nghiệp chỉ đang hoạt động một vài năm, thì vốn “đầu tư” của bạn có thể đột nhiên trở thành một khoản “quyên góp” đắt đỏ.
Mặc dù đây có thể là một lựa chọn khác để bạn có được quyền công dân và hộ chiếu, nhưng điều quan trọng là phải xem xét các nhược điểm của hình thức này:
Đầu tiên, thay vì đầu tư vào một bất động sản cho thuê bằng tiền mặt (tuy là vốn đầu tư ban đầu rất cao) hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp địa phương, thì tiền của bạn chỉ nằm trong kho bạc của chính phủ, không sinh lời hay mang lại lợi nhuận.
Thứ hai, bạn phải xem xét rủi ro tài chính mà chính phủ đặt ra – liệu có khả năng trả lại vốn của bạn sau khi hết thời gian nắm giữ không?
Ngoài ra, Khi bạn đầu tư vào trái phiếu chính phủ, các quốc gia thường sẽ yêu cầu gấp năm lần số tiền cần thiết cho các khoản đóng góp hoàn toàn.
Bạn có thể tham khảo Bảng so sánh bên dưới, để có thể nhanh chóng và dễ dàng xem xét và đánh giá tổng quan về thông tin chương trình của các nước:
BẢNG SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ QUỐC TỊCH CÁC NƯỚC
(*) Chi phí đăng ký chương trình đối với gia đình 4 người (gồm 2 người lớn và 2 trẻ nhỏ dưới 15 tuổi)
Quốc gia | Xếp hạng hộ chiếu | Miễn visa du lịch | Hình thức đầu tư | Khả năng hoàn vốn | Chí phí đối với đương đơn | Chí phí cho gia đình 4 người (*) |
Saint Lucia | 82 | 123 | Quyên góp Bất động sản Quỹ chính phủ | Có Không Không | $109,600 $359,500 $509,500 | $207,900 $452,500 $567,000 |
Antigua & Barbuda
| 76 | 129 | Quyên góp Bất động sản | Không Có | $132,800 $257,800 | $141,200 $266,200 |
ST. Kitts & Nevis | 71 | 131 | Quyên góp Bất động sản | Không Có | $157,850 $242,800 | $207,700 287,900 |
Grenada
| 61 | 122 | Quyên góp Bất động sản | Không Có | $158,250 $278,250 | $221,000 $286,500 |
Dominica | 79 | 118 | Quyên góp Bất động sản | Không Có | $109,950 $233,500 | $218,300 $247,50 |
Malta | 24 | 158 | Kết hợp (Thuê bất động sản) Kết hợp (Mua bất động sản) | Một phần
Một phần | $975,824
$1,263,736 | $1,097,802
$1,395,604 |
Cyprus
| 46 | 152 | Bất động sản (Khu dân cư) Bất động sản (Khu thương mại) Các loại kinh doanh | Một phần Một phần Một phần | $2,362,637 $2,912,088 $2,912,088 | $2,373,626 $2,923,077 $2,923,077 |
Bulgaria
| 48 | 150 | Quỷ chính phủ Quỷ kinh doanh | Có Có | $1,129,944 $1,129,944 | $1,129,944 $1,129,944 |
Montenegro | 83 | 111 | Bất động sản (Khu vực kém phát triển) Bất động sản (Khu vực phát triển) | Một phần
Một phần | $401,099
$620,879 | $434,066
$653,846 |
Moldova | 92 | 106 | Quyên góp | Không | $161,538 | $220,879 |
Vanuatu
| 86 | 117 | Quyên góp | Không | $130,000 | $180,000 |
Turkey
| 97 | 112 | Bất động sản Ký quỹ ngân hàng Các qũy đầu tư Trái phiếu | Có Có Có Có | $250,000 $500,000 $500,000 $500,000 | $250,000 $500,000 $500,000 $500,000 |
Jordan
| 136 | 50 | Chứng khoáng Ký quỹ ngân hàng Kinh doanh địa phương Trái phiếu Các loại kinh doanh | Có Có Có Có Có
| $1,500,000 $1,500,000 $1,000,000 $1,500,000 $2,000,000 | $1,500,000 $1,500,000 $1,000,000 $1,500,000 $2,000,000 |
————————————————————————————————————
Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục cần thiết, vui lòng liên hệ chúng tôi
Liên hệ:
Email: trangle@trangvisa.com
Hotline: 0914 977 234
Trụ sở chính:
ĐC: 251/1 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 10 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh
Tòa nhà NK Office
Tel: 0914 977 234 – 08 3997 4168
Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng
ĐC: 31 Trần Phú, P.Phước Ninh, Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng
Tòa nhà DNC Office
Tel: 0914 977 234 – 05116290888
Địa chỉ liên hệ tại Hà Nội
ĐC: Phòng 204, tầng 2 –số 18 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0914 977 234
Trong một báo cáo mới nhất từ chính phủ Síp, Tổng thống Nikos Christodoulides tuyên…
Chương trình thị thực vàng (Golden Visa) – là một cơ hội đặc biệt dành…
Chương trình Đầu tư Thường trú mới của Malta chính thức khởi động Chương trình…
Bản sửa đổi lần 3 về quy định chương trình Thẻ xanh vĩnh viễn Síp…
HƯỚNG DẪN THÔNG TIN NỀN TẢNG GOLDEN VISA BỒ ĐÀO NHA Tại sao Golden Visa…