Đầu tư định cư tại đảo Síp và Malta
Định cư tại đảo Síp đang là chủ đề hot nhất hiện nay cũng như chương trình đầu tư EB5 tại Mỹ. Bên cạnh đó, cộng hoà Malta cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vì mức giá cũng như một số lợi ích riêng. Mỗi quốc gia sẽ có những chính sách đầu tư khác nhau. Để chọn cho mình một chương trình đầu tư tốt nhất, bạn nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin từ nhiều nguồn.
NỘI DUNG CHÍNH
Khi nhắc đến cộng hoà Síp, người ta vẫn còn một chút bỡ ngỡ nhưng thực sự nó đã tồn tại từ rất lâu. Nằm trong khối liên minh Châu Âu và được áp dụng hệ thống luật pháp Anh nên đất nước này ngày một hưng thịnh. Vì có vị trí địa lý nằm trên bán đảo tại Địa Trung Hải nên bao quanh là những cảnh sắc thiên nhiên của biển cực kỳ đặc sắc.
Quốc gia Síp trên bản đồ
Khi tham gia chương trình đầu tư định cư tại Síp, bạn phải đầu tư vào bất động sản với giá trị tối thiểu 300.000 euro ( chưa tính thuế VAT) và buộc phải thông qua sự cho phép của chính phủ Síp. Ngoài ra, còn có chương trình đầu tư có mức giá 2.000.000 euro.
Độ tuổi yêu cầu phải đủ 18 tuổi và chứng minh được không có tiền án hình sự. Bạn phải mở tài khoản ngân hàng tại Síp với số tiền gửi tối thiểu là 30.000 euro trong vòng 3 năm.
Chứng minh được thu nhập cá nhân ít nhất mỗi năm là 30.000 euro. Số tiền sẽ tăng lên 5000 nếu thêm một người. Đối với bậc cha mẹ (tính luôn cha, mẹ của vợ/chồng) sẽ tính lên 8000 euro cho mỗi người.
Phải duy trì ít nhất một tài sản bất động sản làm nơi cư trú có trị giá tối thiểu 300.000 euro.
Ngôn ngữ sử dụng: Tại Síp, người dân ở đây sử dụng tiếng Anh, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số thứ tiếng khác như Đức, Pháp cũng được sử dụng rộng rãi.
Gia đình phụ thuộc: Đầu tư tại Síp, bạn có thể bảo lãnh được 3 thế hệ như con cái dưới 18 tuổi hoặc dưới 28 tuổi và còn đi học. Cha và mẹ của gia đình hai bên.
Miễn thị thực: Người có PR tại Síp có thể được đi 158 quốc gia miễn thị thực.
Yêu cầu cư trú: Mặc dù không yêu cầu cư trú nhưng bạn phải nhập cảnh 2 năm 1 lần để duy trì PR.
Chính sách thuế: Tại Síp, mức thuế doanh nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 12.5%. Thuế lợi tức khi bán một tài sản bất động sản tại Síp là 20%. Đối với diện PR, tổng các chi phí phải trả như thuế địa phương, phí bảo trì tài sản, phí hoán đổi,… là khoảng 1% giá trị của tài sản, thuế trước bạ khoảng hơn 0.16%. Thuế VAT tại Síp là 19%. Không đánh thuế tài sản thừa kế, cá nhân.
Thành viên: Síp thuộc liên minh EU nhưng chưa gia nhập khối Schengen. Dự tính sau 2 năm nữa, quốc gia này sẽ gia nhập khối Schengen.
Duy trì tài sản: Khi đầu tư bất động sản ở Síp, nhà đầu tư phải giữ vĩnh viễn 1 tài sản bất động sản có giá trị theo yêu cầu của chương trình đầu tư.
Cộng Hoà Malta thuộc Nam Âu và nằm tại trung tâm Địa Trung Hải. Cũng tương tự như Síp, cảnh đẹp và khí hậu có nét tương đồng với nhau. Năm 1964, quốc gia này đã tham gia vào liên hợp quốc. Bên cạnh đó là những di tích lịch sử cũng như nét văn hoá độc đáo đã thu hút rất nhiều khách du lịch. Định cư tại Malta có tốt hay không cũng là câu hỏi của rất nhiều người.
Cộng hoà Malta
Chương trình định cư tại đảo Síp hay Malta gì cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Về Malta thì có thêm một số dạng đầu tư như:
Đầu tư 250.000 euro để mua trái phiếu chính phủ và cần duy trì nó trong thời gian 5 năm. Đồng thời, bàn cũng phải mua hoặc thuê bất động sản và duy trì trong thời gian đó.
Mua bất động sản hơn 320.000 euro tại khu vực Malta và 270.000 euro tại phía nam hay đảo Gozo. Thuê bất động sản hơn 60.000 euro/5 năm, phía Nam và đảo Gozo 50.000 euro/ 5 năm.
Mua gói bảo hiểm trị giá bồi thường 30.000 euro/ năm
Nhà đầu tư phải đủ 18 tuổi trở lên chứng minh được thu nhập 100.000 euro/năm và số dư tài khoản phải có 250.000 euro.
Mỗi năm bạn sẽ phải renew hồ sơ 1 lần. Tại Síp thì không cần.
Ngôn ngữ sử dụng: Ở Malta, người dân chủ yếu sử dụng tiềng Malta và Tiếng Anh.
Gia đình phụ thuộc: Theo chương trình Malta thì sẽ có lợi hơn Síp một chỗ là được bảo lãnh cho gia đình 4 thế hệ. Cha mẹ, con cái không giới hạn độ tuổi như Síp mà chỉ cần chứng minh chưa kết hôn, còn đi học và phụ thuộc tài chính. Che mẹ cả ông bà hai bên đều được bảo lãnh.
Miễn thị thực: Khi bạn có thường trú nhân PR, bạn có thể đi 168 quốc gia và lãnh thổ.
Yêu cầu cư trú: Nhà đầu tư phải lưu trú ít nhất 3 tuần (có thể không liên tục) trong vòng 1 năm để giữ Pr.
Chính sách thuế: Malta không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài. Sẽ không có hệ thống thuế doanh nghiệp riêng ở Malta và một công ty sẽ chịu thuế thu nhập ở mức 35%.
Thành viên: Năm 2004, Malta tham gia khối liên minh EU. Malta cũng là thành viên của khối Schengen, điểm khác biệt mạnh so với Síp.
Duy trì tài sản: Bạn phải duy trì bất động sản trong vòng 5 năm.
Về hai chương trình đầu tư định cư tại đảo Síp và Malta đều có những nét riêng biệt. Bạn cần nghiên cứu và đi khảo sát trước khi đầu tư. Nên chọn những đơn vị có uy tín và minh bạch nhất để liên kết tham gia đầu tư để tránh các trường hợp không tốt xảy ra.
Trong một báo cáo mới nhất từ chính phủ Síp, Tổng thống Nikos Christodoulides tuyên…
Chương trình thị thực vàng (Golden Visa) – là một cơ hội đặc biệt dành…
Chương trình Đầu tư Thường trú mới của Malta chính thức khởi động Chương trình…
Bản sửa đổi lần 3 về quy định chương trình Thẻ xanh vĩnh viễn Síp…
HƯỚNG DẪN THÔNG TIN NỀN TẢNG GOLDEN VISA BỒ ĐÀO NHA Tại sao Golden Visa…